Quá trình ký kết hòa ước Hòa ước Brest-Litovsk

Ngày 2 tháng 12 năm 1917 tại Brest-Litovsk, giữa Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang NgaĐế quốc Đức cùng các nước trong Lực lượng Trung tâm đã ký kết hiệp định đình chiến có giá trị trong vòng 28 ngày. Đồng thời hai bên thỏa thuận sẽ tiến hành các cuộc đàm phán tiếp theo để đi đến ký kết hòa ước.

Ngày 9 tháng 12 năm 1917 cũng tại Brest-Litovsk đã bắt đầu cuộc đàm phán giữa Nga và các nước trong Lực lượng Trung tâm. Nga đề nghị các nước rút toàn bộ quân đội ra khỏi các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Ba Lan, Litva và nhiều khu vực khác của Nga. Phe Trung tâm đã bác bỏ lời đề nghị trên và còn ra yêu sách đòi Nga chuyển giao cho mình Ba Lan, Litva, Latvia, Estonia, UkrainaBelarus với tổng diện tích là 1.300.000 km². Để đổi lấy hòa bình, Lenin đã chấp nhận các yêu sách trên tuy nhiên nhiều ủy viên đảng Bolshevick lại không tán thành chủ trương của Lenin trong đó có Lev Davidovich Trotsky, trưởng phái đoàn đàm phán của Nga. Ông ta cho rằng việc Nga rút khỏi chiến tranh đã là điều kiện có lợi cho Đức do đó cuộc đàm phán ở Brest-Litovsk đã tan vỡ.

Ngày 18 tháng 2 năm 1918, liên quân Đức, Áo-Hung chuyển sang tấn công trở lại, đặc biệt nhằm vào Petrograd nhằm tiêu diệt Nga. Quân Nga thất bại liên tiếp. Lenin trình bày với Uỷ ban Trung ương rằng "mọi người hãy chấp nhận nền hòa bình đáng xấu hổ này để cứu lấy cuộc cách mạng thế giới" [4]. Lenin tuyên bố ông sẽ từ chức nếu như Ủy ban Trung ương không chấp nhận ký kết bản hiệp ước hòa bình này. Ủy ban Trung ương đã thực hiện một cuộc bỏ phiếu để đưa ra quyết định cuối cùng. Có 6 thành viên của Ủy ban Trung ương do không muốn Lenin từ chức nên đã bỏ phiếu ủng hộ ký kết hòa ước với Đức, trong khi có bốn người (Bukharin, Lomov, Uritsky và Bubnov) bỏ phiếu chống lại việc ký kết hòa ước và 4 người khác (bao gồm Leon Trotsky) bỏ phiếu trắng. Trotsky sau đó đã từ chức bộ trưởng ngoại giao và được thay thế bởi Grigori Sokolnikov. Trotsky cho rằng bốn lá phiếu trắng, trong đó có một phiếu của ông, đã "cứu Lenin khỏi thất bại đáng xấu hổ" trong cuộc bỏ phiếu [5].